Kinh nghiệm cải thiện nhà cấp 4 đẹp và tiết kiệm

Nếu ngôi nhà cấp 4 của bạn đang có tình trạng xuống cấp, hoặc không gian sống không được như ý bạn mong muốn ngoài việc xây dựng lại một căn nhà mới hãy thử nghĩ ngay đến việc cải tạo lại nhà. Việc cải tạo lại căn nhà cấp 4 thành nhà mới là phương pháp giúp bạn cải tạo được không gian sống mà vẫn tiết kiệm so với chi phí xây nhà mới. Tuy nhiên, đây không phải là một phương án dễ dàng đối với nhiều người chưa có kinh nghiệm trong việc sửa chữa và cải tạo nhà ở. 

Tại sao cần cải tạo nhà cấp 4

Có rất nhiều lý do để bạn sửa chữa, cải tạo nhà cấp 4 như:
  • Nhà quá cũ, bị thấm chân tường
  • Không gian quá bí thiếu ánh sáng và thông gió tự nhiên
  • Cơi nới thêm diện tích ở do quá chật chội
  • Sơn tường nhà bị ẩm mốc, bong vữa
  • Gạch lát nền quá cũ bị bay màu hoặc có thể bị nứt vỡ do phồng rộp
  • Ngân sách chi phí hạn chế không xây mới mà cải tạo tận dụng móng và kết cấu tường xây để giảm chi phí
  • Các thiết bị vệ sinh xuống cấp
  • Cải tạo lại khu bếp do ẩm thấm và tủ bếp đã hỏng
  • Muốn không gian ở được tiện nghi, sang trọng và đẹp hơn

Tuy nhiên việc sửa chữa, cải tạo nhà cấp 4 cũ không phải là một điều đơn giản. Khi bắt tay vào cải tạo không gian căn nhà cấp 4 đã cũ, bạn cần phải nắm rõ những điều sau: Kế cấu căn nhà, tuổi thọ nhà, hệ thống điện nước,… Sau đó mới tiến hành khảo sát, lên bản vẽ thiết kế, phân bổ công năng sử dụng,… Ngoài ra, cần lưu ý quan sát và phân tích kỹ xem những phần nào cần nâng cấp, phần nào cần giữ lại để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí của bạn.

Nhà cấp 4 trước và sau khi cải tạo

Kinh nghiệm cải tạo nhà cấp 4 đã cũ

Sau đây là một số kinh nghiệm bạn nên tham khảo trước khi tiến hành cải tạo nhà cấp 4:
  • Khảo sát công trình

Trước khi tiến hành sửa chữa, cải tạo nhà cấp 4 cũ nát, bạn cần phải khảo sát công trình để hiểu rõ kết cấu của ngôi nhà như:
  • Xác định được các hạng mục cần phải sửa chữa
  • Kiểm tra kết cấu dầm, sàn, móng, mái
  • Dự trù kinh phí cho việc sửa chữa, cải tạo
  • Thông báo tới cơ quan quản lý khu vực và hàng xóm xung quanh về việc cải tạo

Đánh giá khảo sát công trình trước khi cải tạo

  • Xử lý phần mặt ngoài của công trình

Khi bắt tay vào cải tạo, sửa chữa nhà bạn nên tiến hành cải tạo phần mặt ngoài của công trình. Đối với những công trình có dấu hiệu bị bong vữa , rạn nứt tường, sơn bị ẩm hoặc ố,… bạn cần cải tạo, trát lại xi măng và sơn sửa lại để mặt tiền của ngôi nhà trở nên mới mẻ, có tính thẩm mỹ hơn.
  • Cải tạo lại tường rào và vách ngăn hợp lý

Nếu những vách ngăn cũ phân chia không gian không hợp lý, khiến ngôi nhà bị trật trội, bí bách, bạn nên phá bỏ chúng. Nhưng trước khi phá bỏ, bạn nên nghiên cứu kỹ mảng tường chịu lực chính trong nhà, tránh làm ảnh hưởng đến kết cấu của toàn bộ ngôi nhà. Thay vào đó tùy vào số lượng thành viên trong gia đình bạn có thể cải tạo, cân đối lại sao cho hợp lý hơn. Khi ngăn chia phòng ở, bạn cần lưu ý để các phòng ngủ được thông gió, tiếp xúc với nhiều ánh sáng thiên nhiên, rất tốt cho sức khỏe của mọi người. Nếu nhà ở của bạn tiếp xúc với những ngôi nhà khác, bạn cần thiết kế thêm giếng trời để các phòng ngủ được tiếp cận ánh sáng dễ dàng.

Cải tạo tường và vách ngăn hợp lý

  • Trang trí nội thất

Bạn hãy lựa chọn nội thất phù hợp với diện tích của không gian nhà cấp 4. Đồ nội thất dành cho nhà cấp 4 nên có thiết kế đơn giản, hiện đại để tiết kiệm tối ưu diện tích sử dụng. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng kệ treo tường để gia tăng không gian lưu trữ cho ngôi nhà.

  • Phòng khách: Ở nhà cấp 4, phòng khách có không gian khá rộng và thoáng thường được cạnh cửa ra vào chính hoặc sau sảnh của nhà. Vị trí này thích hợp cho việc đặt chính giữa một bộ bàn ghế tiếp khách với màu sắc cùng tông màu với tường nhà thì sẽ hài hòa hơn. Với nội thất nhà cấp 4 đặc biệt là những bộ bàn ghế, gia chủ sẽ ưa chuộng những mẫu bàn ghế gỗ tự nhiên hơn so với ghế sofa. Trong không gian này, bạn chỉ cần sử dụng thêm vài bức tranh hoặc chậu cây cảnh để làm điểm nhấn cho căn phòng thay cho việc dùng quá nhiều chi tiết hoặc kê quá nhiều đồ.
  • Phòng bếp: Với diện tích rộng và khá thoáng, thiết kế nội thất nhà cấp 4 cũng khá đơn giản bằng việc sử dụng tủ bếp hình chữ L chất liệu gỗ công nghiệp, nhôm kính,… Phần bàn bếp sẽ được sử dụng chủ yếu là đá hoa văn đơn giản, màu sắc trung tính hoặc tối màu sẽ giúp cho việc lau dọn trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn. Nội thất nhà cấp 4 cho phòng bếp không nên đặt quá nhiều chi tiết chỉ cần có đủ những món đồ cơ bản như tủ lạnh, tủ bếp, bàn bếp, bồn rửa. Nhiều phòng bếp hiện nay sẽ có thêm bàn ăn tùy theo không gian mà bạn có. Lựa chọn màu của bàn ăn nên theo tông màu của tủ bếp sẽ tạo không gian bắt mắt và ấm cúng hơn.
  • Phòng ngủ: Điểm nhấn cho nội thất nhà cấp 4 là không gian phòng ngủ nơi mỗi người sử dụng nhiều nhất. Phòng ngủ sẽ được thiết kế theo phong cách hiện đại, sử dụng nội thất có tính ứng dụng và tính thẩm mỹ cao. Nội thất phòng ngủ sẽ bao gồm: giường, tủ quần áo, bàn trang điểm, tủ đầu giường hoặc một số món khác như kệ sách, tủ trang trí,… Tuy nhiên, bạn cần có sự thống nhất khi lựa chọn màu sắc bởi chúng có ảnh hưởng khá lớn tới tổng thể không gian của căn phòng. Các phòng ngủ của nhà cấp 4 cũng sẽ được thiết kế liền nhau, ngăn cách bằng bức tường, mang đến sự liên kết và ấm cúng trong việc sinh hoạt của cả gia đình.

Thiết kế nội thất đơn giản cho nhà cấp 4 cải tạo

  • Thi công thêm tầng

Nếu bạn muốn thi công thêm tầng, bạn cần phải khảo sát công trình có đảm bảo an toàn để chồng tầng. Bạn có thể khảo sát bằng cách kiểm tra móng, kết cấu tường có độ chịu lực tốt hay không. Nếu công trình không đủ độ an toàn cải tạo nhà cấp 4 cũ. Bạn có thể thi công thêm gác lửng cho ngôi nhà. Cách này vừa giúp ngôi nhà có thêm diện tích sử dụng, vừa tăng hiệu ứng về thẩm mỹ. 

Bài viết trên vừa chia sẻ đến bạn những kinh nghiệm sửa chữa, cải tạo nhà cấp 4 cũ một cách tối ưu, tiết kiệm chi phí. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin, kiến thức hữu ích để sở hữu ngôi nhà hoàn hảo như mong muốn. 

Trả lời